Jess Livermore tự gọi mình là một gã khờ có đầu óc cẩn thận ( a careful mike sucker )
/ AtoZstock / 0 bình luận

Jess Livermore tự gọi mình là một gã khờ có đầu óc cẩn thận ( a careful mike sucker )

Trong hơn 10 năm đầu cơ, Livermore đã học được các phương pháp của những nhà chuyên môn, những người theo phong trào hiến chương và những nhà toán học, tất cả những lý thuyết và kỹ thuật giao dịch được những người t ốt nghiệp từ các trường kỹ sư thượng hạng và những trường kỹ thuật phát triển ở Mỹ. Ông tin rằng tất cả họ đều rất xuất sắc, nhưng những kết luận của ông đều được phát triển từ những giao dịch thực tế, từ những tham gia trực tiếp vào thị trường và những phân tích liên tục. Phương pháp cuối cùng của ông đã bắt đầu hình thành trong não.

Jess Livermore tự gọi mình là một gã khờ có đầu óc cẩn thận ( a careful mike sucker )

Ông đã tin vào những điều cơ bản sau:

--- Luôn luôn phán đoán và đánh giá các điều kiện chung trước và quyết định tuyến ít bất lợi nhất. Đó là một thị trường có xu hướng tăng lên hay giảm xuống ? Hay đó là thị trường bất  biến - chuyển động về một phía, đang cố gắng tự quyết định ?

--- Nếu xu hướng chung của thị trường không theo ý bạn thì bạn đang chơi ở thế hoàn toàn bất lợi. Hãy nương theo dòng, chuyển theo xu hướng và đừng chèo thuyền trong bão.

Livermore đang tìm kiếm sự khác biệt giữa “ chơi bạc ” bằng cổ phần và “ đầu cơ ” bằng cổ phần. Và ông không bao giờ dùng từ “ thị trường đầu cơ giá lên ” hay “ thị trường đầu cơ giá xuống ” bởi vì những thuật ngữ này sẽ tạo ra những định kiến lâu dài về sau.

Bây giờ Livermore chơi ở một đấu trường khác hẳn ở các văn phòng cá cược, và ông biết điều đó - đó là lý do vì sao ông đã hai lần bị trắng tay. Trò chơi này lớn hơn rất nhiều và vì vậy có nhiều rủi ro hơn. Trước khi Livermore giải quyết một vấn đề, ông phải phát biểu về vấn đề đó và tự định nghĩa nó một cách trung thực.

Điều đầu tiên Livermore phân tích bây giờ và cũng chính là điều ông sẽ phân tích trong suốt cuộc đời còn lại - đó là phạm trù “ thời gian ”. Ông kết luận rằng trong cuộc sống cũ của ông tại các văn phòng cá cược, ông chỉ có thời gian trong chốc lát; nghĩa là, ông sống trong khoảnh khắc. Ông có cá cược vào khả năng những lúc thị trường xảy ra biến động và phản ứng với nó từng phút, từng giây.

Nếu ông muốn thắng ở Phố Wall, ông sẽ phải thay đổi chiến thuật để tích lũy một tầm nhìn xa hơn, để phản ứng với tương lai. Ông sẽ phải kiên trì và tham gia vào thị trường ngay cả khi giá tăng hoặc giảm tất yếu, ông hành động và sau đó là kiên nhẫn chờ đợi.

Kết luận cuối cùng của Livermore thật rõ ràng: tham gia vào thị trường là tham gia chơi bạc; kiên trì chờ đợi và phản ứng khi có tín hiệu tham gia đầu cơ từ thị trường.

Và ông tin cách duy nhất để thử biện pháp này và chứng minh cho chiến thuật ở Phố Wall, là bằng tiền. Livermore đã đúng trong các hành động, nhưng sai về thời điểm. Bây giờ ông tham gia thị trường với một quan điểm và phương pháp luận mới.

Ông đã làm đúng mọi thứ, nhưng không phải tốt như ông mong đợi vì hai lý do sau: Cơ chế đầu cơ của ông vẫn không giống những gì ông muốn và ông vẫn phải nghe theo những người đầu cơ xung quanh khác. Thay vì chờ đến một vị thế chiến thắng ông lại bán sau khi chỉ được lợi vài điểm. Ông chấp nhận lý thuyết của chủ nghĩa Mác: “ Anh không thể phá sản mà phải kiếm lợi ” như là triết lý của mình. Ông cũng phải chịu ảnh hưởng từ những phương pháp đầu cơ cũ kể từ những ngày ông còn chơi theo kiểu đánh nhanh rồi chuồn, kiếm lợi nhuận trước khi thị trường chống lại ông. Nhưng căn bản đó là do rào cản về thông tin từ những người đầu cơ khác ảnh hưởng đến phán đoán của ông; những thủ thuật triền miên, đặc biệt là từ những người mà ông nghĩ là những người đầu cơ có hiểu biết và kinh nghiệm.

Có một người đầu cơ, một người chơi lớn, người mà ông đặc biệt ngưỡng mộ. Người đầu cơ này không có mẹo nào và chỉ đưa ra một lời khuyên cho bất kỳ ai đặt câu hỏi: “ Đó là một thị trường đầu cơ theo giá lên ” hay “ Đó  là một thị trường  đầu  cơ theo  giá xuống ” hay “ Đó    một thị trường một phía, vẫn chưa quyết định đi theo hướng nào ”. Đây chính là những lời khuyên mà sau này Livermore vẫn giữ.

Bây giờ ông biết được rằng việc đầu tiên cần làm trước khi chơi là phải xác định xu hướng chung của thị trường. Mặt khác, một khi đã chơi thì phải tính đến kết quả của cuộc chơi. Bắt buộc không được bán cho đến khi ông thấy có lý do để bán - nếu xu hướng chung của thị trường ủng hộ ông và nếu không có những tình huống giảm nhẹ khác thì khi đó ông sẽ phải chơi.

Ông cũng nghiên cứu những người thua lỗ. Ông chia những gã khờ này thành ba loại:

1.Những người mới vào nghề ngu ngơ chẳng biết gì và họ cũng tự nhận thấy, nhưng họ vẫn chơi chứng khoán. Họ chịu được từ 3 đến 30 tháng.

2.Những gã khờ loại 2 - theo cách gọi của Livermore là những kẻ khù khờ nửa mùa - là những người nhận thông tin từ những kẻ thậm chí khờ hơn một bậc. Họ đã đi qua giai đoạn khờ khạo đầu tiên và hiện đã chuyển sang giai đoạn thứ 2. Họ trích dẫn những câu cách ngôn về thị trường và những lời dạy của các bậc hiền triết. Họ đủ thông minh để chơi lâu hơn so với những người khù khờ loại 1. Họ chịu được đến khoảng 42 tháng.

3.Những kẻ khù khờ loại 3 là người họ mong đợi những món hời, khi họ mua với giá rẻ nhất và chờ đến khi cổ phần phục hồi giá. Họ vẫn ổn cho đến khi họ mua phải một loại cổ phần không bao giờ phục hồi giá hay giá cứ giảm mãi.

Một quy tắc mà những kẻ khù khờ và phần lớn những kẻ đầu cơ không bao giờ học, đó là: không là một gã khờ !

Livermore cảm thấy rằng ở thời điểm này trong sự nghiệp của mình thì ông vẫn là một gã khờ, nhưng ông là một gã khờ thuộc loại đặc biệt. Ông tự gọi mình là một gã khờ có đầu óc cẩn thận (a careful mike sucker). Những gã khờ cẩn thận nghe theo người khác và bán khống để thu lợi. Để tránh rủi ro, họ phải thấy được phần biến động lớn nhất của cổ phần diễn ra không theo ý họ. Họ chờ đến khi tụt giá nhưng điều này không bao giờ xảy ra, hoặc xảy ra quá nhanh mà họ chưa kịp hành động hoặc chỉ đơn thuần trong suy nghĩ của họ là cổ phần trở nên quá đắt để mua tiếp.

Livermore đã quyết định đó là những biến động lớn mà có thể kiếm được rất nhiều tiền.  Nếu ông đúng và kiên nhẫn chờ cho đến khi bất lợi của những dao động và điều chỉnh tiêu cực qua đi thì ông sẽ chiến thắng. Tất nhiên điều này không có nghĩa là ông sẽ cứng nhắc và ở lại cho đến khi giá thị trường giảm mạnh. Quy tắc 10% ở các văn phòng cá cược theo ông suốt cuộc đời còn lại: nếu ông mất 10% so với giá mua vào ban đầu, thì sau đó ông sẽ khôi phục lại vị thế của mình.

Dần dần, qua những phân tích sâu và kỹ lưỡng, liên tục sửa chữa và trực tiếp tham gia mua bán cổ phần, Livermore đã mở ra và phát triển các quy tắc - những lý thuyết cơ bản của ông về thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa.

Sau đó ông phá vỡ mọi quy tắc của mình và gây dựng nên một gia tài khổng lồ.

Ông gọi đó là câu chuyện ma quái của mình. Ông rất thích kể câu chuyện này cho các con trai và các bạn bè của mình.
nguồn Chết vì Chứng khoán - Jess Livermore


Blog Chứng khoán - AtoZstock " Giá cổ phiếu tăng hay giảm phụ thuộc vào sự thay đổi nhận thức của thị trường về lợi nhuận của cổ phiếu trong tương lai và mức độ tin tưởng vào khả năng đạt được doanh thu đó của các nhà đầu tư " - Chiến Lược Đầu Tư Chứng Khoán

THAM GIA TRANH TOP BÌNH LUẬN NGAY!

Một số lưu ý khi bình luận

Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước (xem nội quy).

Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời.

Bạn có thể dùng ảnh động hoặc mã hóa code HTML để bình luận.