Price action trader thành công nhất trong lịch sử - Munehisa Homma
/ AtoZstock / 0 bình luận
Munehisa Homma – Huyền thoại đầu cơ của Nhật Bản

Price action trader thành công nhất trong lịch sử - Munehisa Homma

price action trader thành công nhất và cũng là người người đã phát minh ra biểu đồ hình nến, mô hình nến giao dịch và người mà tôi coi là “cha đẻ” về giao dịch và phân tích kỹ thuật giá. Bài viết hôm nay là về một người đàn ông đáng kinh ngạc này, người được biết đến như là "bề trên" của các thị trường trong thời kì của ông.

Nhà kinh doanh gạo Nhật Bản Munehisa Homma. Ông sống từ khoảng năm 1724 đến 1803 và chỉ cần một nửa số truyền thuyết về ông là sự thật, ông vẫn là một trong những nhà giao dịch tuyệt vời nhất trong lịch sử và chúng ta có thể học được rất nhiều từ những câu chuyện xung quanh ông.

Homma được cho là đã kiếm được số tiền tương đương 10 tỷ đô la ngày nay.

Munehisa Homma - Nhà giao dịch Samurai

Homma được cho là đã kiếm được số tiền tương đương 10 tỷ đô la hôm nay trên thị trường gạo Nhật Bản. Trong thực tế, ông là một nhà kinh doanh có tay nghề rất cao, bằng chứng là ông từng giữ trọng trách cố vấn tài chính quan trọng cho chính phủ Nhật Bản vào thời điểm đó và sau đó được nâng lên cấp bậc tương đương danh dự Samurai.

Có tin đồn rằng Homma đã từng có 100 giao dịch có lãi trong một phiên. Có một chút lợi thế khi ông ấy là “nhà phát minh” về phân tích kỹ thuật và không ai khác thực sự biết về nó trong thời điểm đó… nhưng rõ ràng Homma vẫn là một tượng đài, một huyền thoại được lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

Câu chuyện rằng Homma bắt đầu ghi lại biến động giá trên thị trường gạo trên giấy làm từ cây lúa. Anh ta đã vẽ các mẫu giá trên giấy mỗi ngày, ghi lại giá mở, cao, thấp của mỗi ngày. Homma bắt đầu nhìn thấy các mẫu và các tín hiệu lặp đi lặp lại trong các thanh giá mà anh ta vẽ và sớm bắt đầu đặt tên cho chúng, bao gồm một số mẫu nến phổ biến của Nhật Bản mà bạn có thể đã quen thuộc như Spinning tops, Stars, Doji's, Hanging Man và nhiều cái khác, mỗi mô hình truyền đạt rõ ràng một ý nghĩa cụ thể và Homma bắt đầu sử dụng các mô hình này để dự đoán hướng tương lai của giá gạo.

Munehisa Homma – Huyền thoại đầu cơ của Nhật Bản


Việc phát hiện ra các mô hình hành động giá bởi sự chuyển động của giá gạo đã cho Homma một lợi thế lớn so với các nhà giao dịch khác và kết hợp với niềm đam mê và kỹ năng giao dịch của mình, lợi thế này cho phép ông trở thành một trong những người thành công nhất thời đó.

Price action đã được Homma sử dụng nhiều thế kỷ trước và nó vẫn có hiệu quả trong các thị trường ngày nay. Tôi không thấy có bất kỳ phương thức giao dịch, hệ thống, chỉ báo hoặc rô bốt nào khác có hiệu quả trong thời gian dài như Price action. Dù thời đó chưa có thuật ngữ Price action nhưng những gì Homma suy nghĩ và thực hành đều vẫn giống y hệt như Price action của thời nay.

Homma nhận ra hành động giá phản ánh tâm lý thị trường và sử dụng nó để tạo lợi thế của mình.

Trong cuốn sách của Homma “The Fountain of Gold - The Three Monkey Record of Money” được ông viết năm 1755, ông nói rằng khía cạnh tâm lý của thị trường là rất quan trọng để kinh doanh thành công và cảm xúc của người giao dịch có ảnh hưởng đáng kể đến giá gạo. Ông lưu ý rằng điều này có thể được sử dụng để đặt mình vào thị trường khi tất cả đều giảm giá, bởi vì tại thời điểm đó có nguyên nhân khiến giá tăng (và ngược lại).

Nói cách khác, Homma là nhà giao dịch đầu tiên nhận ra rằng bằng cách theo dõi hành động giá trong một thị trường, anh thực sự có thể “nhìn thấy” hành vi tâm lý của những người tham gia thị trường và tận dụng nó một cách hiệu quả.

Homma chắc chắn sẽ đồng ý rằng những gì "cảm thấy" "chắc chắn" thường là sai và Homma có thể bắt đầu thấy cảm xúc của người tham gia thị trường đang dần tăng cao thông qua các mô hình giá nến.

Munehisa Homma – Huyền thoại đầu cơ của Nhật Bản


Homma mô tả vòng quay của Yang (thị trường tăng giá) và Yin (thị trường giảm giá) và tuyên bố rằng mỗi loại thị trường là một cách thể hiện khác nhau.

Tôi không thể không ngạc nhiên khi chỉ với những mức giá, hình nến trên tờ giấy mà ông đã có thể phán đoán và nhận định thị trường một cách chính xác như vậy. Ông thường xuyên giao dịch theo xu hướng khi ông đã phát hiện được trend.

Cho đến ngày nay, giao dịch với xu hướng vẫn là cách dễ nhất để giao dịch. Trader chống lại xu hướng nhằm bắt đỉnh bắt đáy, nhưng đi theo xu hướng từ lâu đã là cách dễ nhất để kiếm được nhiều tiền trên thị trường. Nói một cách đơn giản, thì đang có một xu hướng mạnh mẽ thì không có lý do gì phải chống lại nó cả.

Nếu Homma vẫn còn sống tới hôm nay và thấy tất cả các indicator lộn xộn và robot giao dịch mà mọi người đưa vào chart, chắc ông ấy sẽ ước gì được chết lại mất.

Homma đã viết một số cuốn sách, bây giờ kiếm được thì rất khó. Nhưng các mô hình nến ông mô tả trong cuốn sách của ông được gọi là "quy tắc Sakata". Những quy tắc Sakata đã trở thành cơ sở của biểu đồ hình nến hiện đại và do đó hầu hết những gì Homma đã viết vẫn còn liên quan đến ngày hôm nay.

Homma là người đầu tiên giao dịch từ biểu đồ giá và được cho là nhà giao dịch thành công nhất mọi thời đại là một nhà giao dịch hành động giá, điều này không có gì ngạc nhiên bởi thời đó đâu có indicator. Điều mà Homma có thể làm đó là nhìn vào biểu đồ trên giấy mà phán đoán thị trường.

Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch / Nguồn Traderviet --- https://traderviet.com/threads/price-action-trader-thanh-cong-nhat-trong-lich-su-munehisa-homma.16876/

Tham khảo tiếp :

Munehisa Homma – Huyền thoại đầu cơ của Nhật Bản ( Ông tổ của trường phái nhật bản)

Munehisa Homma – Huyền thoại đầu cơ của Nhật Bản


Chỉ với 3 ngày mua vào và 1 ngày bán ra, ông tổ đầu cơ xứ Phù Tang không chỉ trở thành người giàu có nhất nước Nhật mà còn kiểm soát được toàn bộ thị trường gạo nơi này.

Thời kỳ hoà bình lâu dài nhất ở Nhật Bản được gọi là “Thời kỳ Edo” kéo dài từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19. Đó là thời kỳ không còn nội chiến, đất nước thống nhất và do dòng họ lãnh chúa Damyos cai trị đến tận năm 1867. Đó cũng là thời kỳ sản sinh ra người đã sáng lập phương thức làm giàu bằng đầu cơ để rồi nhảy từ thương trường vào chính trường, có tiền và quyền lực, có danh ở nước Nhật và có cả di sản mà các hậu bối trên khắp thế giới đến nay vẫn còn nhờ cậy. Đó là ông Munehisa Homma, hay còn được gọi là ông tổ đầu cơxứ Phù Tang, có biệt danh là “Chúa tể thị trường

Tên tuổi của Munehisa Homma đươc lưu danh với thời gian còn nhờ một phát minh vô cùng độc đáo và sáng tạo được sử dụng làm cơ sở cho mọi quyết định đầu cơ mà phải 200 năm sau các nhà đầu cơ ở Châu Âu mới biết đến để vận dụng, đó là “Đồ thị cây nến”. Ngày nay, hậu thế vẽ đồ thị trên giấy hoặc trên máy vi tính, còn ở vào thế kỷ 18, Homma phát minh và vẽ đồ thị hình nến trên giấy làm bằng bột gạo – như bánh đa nem bây giờ. Điều cốt lõi trong triết lý và chiến lược đầu cơ của Homma là, nghiên cứu và dự báo thị trường cũng như tổ chức hệ thống thông tin để có thể đi trước đối thủ cạnh tranh.

Munesiha Homma sinh năm 1724 ở Sakata, một địa danh nằm ở phía tây bắc hòn đảo Honshu của Nhật Bản, trong một gia đình giàu có, sở hữu nhiều đồn điền trồng lúa rộng lớn. Năm 1750, Homma quản lý toàn bộ “doanh nghiệp gia đình” mặc dù không phải là con cả. Nhưng mối quan tâm chính của Homma không phải là truyền thống trồng lúa của gia đình, mà là đầu cơ lúa gạo. Ngày đó, thành phố cảng Sakata đã là một thị trường giao dịch gạo, nhưng trung tâm buôn bán gạo chính của Nhật Bản từ thế kỷ 17 lại là Osaka. Vì thế Homma chuyển về Osaka.

Thời ấy, nông nghiệp và nội thương Nhật bản phát triển rất mạnh và Osaka trở thành thị trường lớn nhất nước, còn được gọi là “Nhà bếp của Nhật Bản”. Nông dân và địa chủ trồng lúa, đem lúa gạo đến Osaka bán cho người trả giá cao nhất. Ở đó có tới 1.300 thương gia buôn bán lúa gạo. Gạo không chỉ là lương thực mà còn là phương tiện thanh toán, chẳng hạn như dùng để đóng thuế, đổi lấy các vận dụng hàng ngày khác như xà phòng, chè. Để tăng cường giao dịch và đáp ứng nhu cầu về tiền cũng như hàng hoá, các nhà buôn chấp nhận cả “văn tự bán gạo”, có nghĩa là giấy bán lúa non, bán trước và khi thu hoạch mới giao lúa. Trên sàn giao dịch, cả những giấy chứng nhận có hàng trong kho cũng được mua bán và cả hai loại văn tự này đều trở thành một kiểu đồng tiền thay thế trong khi đồng tiền thống nhất chung của đất nước chưa được chấp nhận rộng rãi. Người ta cho rằng Nhật Bản là xứ sở của thể thức giao dịch kỳ hạn mà hiện nay đã trở nên rất thịnh hành tại các sàn giao dịch chứng khoán trên khắp thế giới.

Đó chính là bối cảnh mà Homma thể hiện trí tuệ và khả năng kinh doanh đặc biệt của mình, nhưng hơn hết là năng khiếu về đầu cơ. Ông ý thức được rằng giao dịch kỳ hạn như vậy thì nhân tố quyết định là thông tin, ai có được thông tin trước thì sẽ thắng. Thông tin về mùa màng, nơi nào khan hiếm hay dư thừa, giá tăng hay giảm sẽ giúp nhà đầu cơ có được quyết định thích hợp vào thời điểm thích hợp.

Để có được ưu thế về thông tin so với các đối thủ cạnh tranh khác, Homma phát minh ra cái gọi là “Đồ thị cây nến”, trên thực tế là dùng hình tượng giống như cây nến để biểu thị diễn biến giá cả trên thị trường trong thời gian nhiều năm liền. Ông vẽ chúng trên những tấm giấy gạo, nghiên cứu và so sánh trong tác động của những nhân tố khác nữa như biến động của thời tiết, tình hình chính trị xã hội, chính sách của giới cầm quyền, giá phiên giao dịch đầu và cuối… để tìm ra quy luật diễn biến của giá cả trên thị trường. Tất cả những đồ thị, quan sát và nhận xét đều được ông ghi chép lại tỷ mỷ, và vì thế ngày nay người ta cho rằng ông là tác giả của hai cuốn sách “Sakata Senho” và “Soba Sani Ni Den” bàn về những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường và giao dịch chứng khoán. Cũng không ít người viện dẫn hai cuốn sách này để bác bỏ quan điểm cho rằng kinh tế thị trường và giao dịch chứng khoán là sản phẩn của chủ nghĩa tư bản.

Đồng thời, Homma xây dựng mạng lưới thông tin riêng để có được ưu thế về thông tin so với các đối thủ cạnh tranh. Vì gia đình Homma có truyền thống trồng lúa nên Homma có đầy đủ các thông tin chuyên môn cần thiết, nhưng do Sakata cách Osaka tới 600 km nên ông sử dụng 150 người làm thành đường dây chuyển tải thông tin. Ông mã hoá tín hiệu bằng các màu cờ khác nhau treo trên các mái nhà và tháp vào thời điểm nhất định trong ngày để chuyển thông tin đến Osaka.

Do nghiên cứu thị trường và có được thông tin nhanh chóng nên Homma trở thành nhà đầu cơ thành đạt nhất, gần như bách chiến bách thắng. Trận đầu cơ quyết định đầu tiên đi vào lịch sử đầu cơ xứ Phù Tang của ông có tên gọi “Ba ngày mua, một ngày bán”. Sách kể lại rằng, khi thấy Homma chỉ mua vào chứ không bán ra suốt 3 ngày liền, những người khác không những không ngạc nhiên mà nhạo báng. Nhưng trong 3 ngày đó chỉ có toàn thông tin tốt lành về mùa màng. Homma chờ đợi thông tin về mất mùa từ các khu vực khác, và khi tin đó đến trong ngày thứ tư thì giá tăng vọt mà không có gạo hay văn tự để mua, tất cả đều phải mua của Homma. Chỉ trong vòng 4 ngày, Homma không chỉ trở thành người giàu có nhất nước Nhật mà còn kiểm soát được toàn bộ thị trường gạo Nhật Bản.

Về sau, Homma đến Tokyo, trở thành cố vấn tài chính cho Nhà Vua. Người ta kể rằng, ở Tokyo Homma đã thắng 100 phi vụ đầu cơ liên tục. Khi mất vào năm 1803, Homma không chỉ giàu mà còn có địa vị xã hội. Biệt danh “Chúa tể thị trường” được dành cho ông từ đó.

200 năm sau, di sản tinh thần của Homma mới được truyền bá ở Châu Âu. Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, một thương gia trẻ người Mỹ tên là Steve Nison tình cờ biết đến cách thức minh hoạ đơn giản và rõ ràng bằng đồ thị của Homma nên đã nghiên cứu và viết một cuốn sách về “Đồ thị cây nến” giới thiệu cho công chúng. Trong vòng một thập kỷ, loại đồ thị này đã chinh phục được tất cả các sàn giao dịch chứng khoán phương Tây. Hiện tại nó là công cụ gần như không thể thiếu để minh hoạ diễn biến giá cả của chứng khoán trên thị trường.

Hơn hai thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Homma qua đời, cho dù xứ Phù Tang giờ đây đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới thì hậu thế của ông cũng vẫn chưa có được nhà đầu cơ nào sánh được với ông.

nguồn Da Vinci Academy --- https://davinci.edu.vn/ca-phe-cung-davinci/munehisa-homma-huyen-thoai-dau-co-cua-nhat-ban-ong-cua-truong-phai-nhat-ban/


Blog Chứng khoán - AtoZstock " Giá cổ phiếu tăng hay giảm phụ thuộc vào sự thay đổi nhận thức của thị trường về lợi nhuận của cổ phiếu trong tương lai và mức độ tin tưởng vào khả năng đạt được doanh thu đó của các nhà đầu tư " - Chiến Lược Đầu Tư Chứng Khoán

THAM GIA TRANH TOP BÌNH LUẬN NGAY!

Một số lưu ý khi bình luận

Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước (xem nội quy).

Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời.

Bạn có thể dùng ảnh động hoặc mã hóa code HTML để bình luận.