Chuyên gia tài chính chia sẻ 7 bài học về cuộc sống và tiền bạc những người trẻ nên biết
/ AtoZstock / 0 bình luận

 Chuyên gia tài chính chia sẻ 7 bài học về cuộc sống và tiền bạc những người trẻ nên biết

Bài viết là chia sẻ của John Spooner, giám đốc quản lý các khoản đầu tư tại Morgan Stanley. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy như “Bạn muốn kiếm tiền hay bạn sẽ đánh lừa xung quanh?”, “Lời thú nhận của một nhà môi giới chứng khoán”...

Các thế hệ, dù già hay trẻ, luôn tồn tại sự khác biệt, và đó là một phần thú vị của cuộc sống. Nhưng những bài học cốt lõi về thành công lại không hề thay đổi.

Tôi có hai đứa con trai, một con gái và nhiều đứa cháu. Tôi không có kế hoạch nghỉ hưu sớm. Thực tế, tôi vẫn điều hành đơn vị quản lý tài chính trị giá tỷ USD trong nhiều thập kỷ, đồng thời tiến hành viết cuốn sách thứ 13 của mình.

Và vì không phải ai cũng có những trải nghiệm thực tế như tôi, đây là 7 bài học thiết yếu về cuộc sống và tiền bạc mà mọi thanh thiếu niên cần biết:

1. Đi ăn trưa (hoặc gặp mặt trực tuyến) với chuyên gia

Hiểu biết về quá khứ sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai, đó là lý do tôi luôn khuyên các bạn trẻ mời những người lớn tuổi nhất – hay những người làm việc tại công ty lâu nhất – đi ăn trưa. Nếu họ vẫn làm việc, cống hiến sau một thời gian dài, chắc chắn họ phải có gì đó đặc biệt.

Họ sẽ vui vẻ đi ăn cùng bạn, bởi hiếm khi có người quan tâm đến kinh nghiệm, cũng như lịch sử làm việc của họ. Những câu chuyện của họ sẽ mang lại cho bạn cái nhìn và đánh giá khác về doanh nghiệp và ngành mà bạn đang làm việc và chúng sẽ có giá trị hơn nhiều các cuộc họp thường xuyên mà bạn thường tham gia.

(Dù vậy, trong bối cảnh đại dịch hiện nay, nhiều khả năng bạn sẽ phải gặp mặt trực tuyến. Dù không gian có ít thân mật hơn, gặp mặt ăn trưa trực tuyến sẽ đem lại lợi thế về mặt thời gian: Không phải chờ đợi người phục vụ, đồ ăn hay thanh toán và không lây lan virus chết người)

Chuyên gia tài chính chia sẻ 7 bài học về cuộc sống và tiền bạc những người trẻ nên biết

John Spooner, cố vấn tài chính và tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy. Ảnh: Bill Greene/The Globe

2. Không bao giờ gọi điện hay email một người bận rộn vào sáng thứ hai

Vào sáng thứ hai, mọi người đều bận rộn bước vào công việc của tuần và có lẽ người mà họ không muốn gặp nhất khi bắt đầu đó là bạn – bởi bạn như một món quà đính kèm, người hoàn toàn không đem lại hiệu quả làm việc cho họ, lãng phí thời gian của họ cho dù bạn có xứng đáng đến mức nào đi chăng nữa.

Và bạn, với tinh thần háo hức về cuộc sống, sẽ chỉ làm phiền họ nếu gọi điện vào đầu sáng thứ hai.

Thay vào đó, hãy gọi cho họ và chiều thứ ba, sau bữa trưa. Vào lúc đó, những người bận rộn sẽ dễ dàng chấp nhận cuộc gọi hơn vì họ đã bắt kịp với nhịp điệu của tuần.

3. Vậy bạn muốn khởi nghiệp …

Một vài nguyên tắc quan trọng để có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc (ngay cả khi bạn không có mục tiêu khởi nghiệp):

Hành động nhanh chóng: Quên kế hoạch kinh doanh đi. Tôi từng thấy vô số doanh nghiệp đầu tư hàng tháng vào nghiên cứu và bảng tính. Thay vào đó, hãy lên một kế hoạch 2 trang mà thậm chí bà của bạn cũng có thể hiểu. Sau đó hãy tiến hành bước tiếp theo ngay.

Hãy bước ra ngoài và bán dịch vụ của bạn! Thu tiền về. Tìm một khách hàng, người sẽ ca ngợi sản phẩm của bạn và đừng lo lắng quá về lợi nhuận bạn kiếm được. Nếu làm được điều này, bạn chắc chắn sẽ có người thực sự muốn thứ mà bạn nghĩ họ cần.

Bắt đầu khi còn trẻ. Mọi thứ trở nên khó khăn hơn khi bạn có tuổi. Nhiều người thích thú với ý tưởng điều hành một doanh nghiệp riêng, nhưng lại thiếu lòng tin bởi bắt đầu quá muộn, hoặc đơn giản là không thể chấp nhận rủi ro. Có thể bạn sẽ phải thất bại vài lần, nhưng một doanh nhân chân chính sẽ luôn vượt qua tất cả.

Học kế toán. Khóa học mà tôi tham gia tại Trường Harvard Extension hóa ra lại vô cùng cần thiết. Và tôi không nói về các khóa tài chính và kinh tế - mà là đọc báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Bạn sẽ có thể làm việc hiệu quả hơn khi giao dịch với những người làm tài chính và trở nên đáng tin cậy hơn với đối tác và người mua lại.

Luôn dành cho mình một lối ra. Tôi làm việc trong một lĩnh vực có rất nhiều người thông minh, nhưng nhiều người không bao giờ cân nhắc chiến lược rút lui cho đến khi quá muộn. Và điều này không thể nào so sánh với số tiền mà bạn kiếm được (không kể đến những khác biệt trong tỷ lệ lãi vốn dài hạn). Các quyết định bạn đưa ra trong những ngày đầu có thể làm nên một lối thoát, hoặc cản trở cánh cửa của bạn trong tương lai.

4. Có những người mà bạn không thể đồng hành mãi

Tôi học từ thực tế rằng có những người chỉ nhận và nhận, và đặc biệt tiêu tốn thời gian của bạn. Nó như việc sở hữu một cổ phiếu mà bạn nghĩ là một ý tưởng hay khi mua. Và bạn mua một số lượng cổ phiếu với giá 50 USD, nghĩ rằng rằng đây sẽ là một chiến thắng của mình.

Nhưng vì nhiều lý do, giá cổ phiếu bắt đầu đi xuống. Bạn giữ nó, nghĩ rằng nó không thể xuống thấp hơn giá 45 USD. Nhưng rồi, ở mức giá 40 USD, bạn nghi ngờ về thỏa thuận này. Cuối cùng, ở giá 20 USD, giá đã đi xuống rất thấp, bạn không thể chịu được nữa và bán nó.

Bạn phải chấp nhận mất đi các mối quan hệ, dù điều này có vẻ như khá tàn nhẫn. Nhưng việc nhận thức được mặt trái của các mối quan hệ tiêu hao năng lượng và tiền bạc có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần của bạn.

5. Hỏi đúng trọng tâm khi phỏng vấn các cố vấn tài chính

Đây là những câu hỏi mà gần như không ai hỏi tôi. Và chúng là những câu hỏi then chốt khi trao đổi với bất kỳ ai có thể chỉ dẫn cho bạn trong vấn đề tiền bạc:

“Triết lý đầu tư của bạn là gì?” Nếu họ không thể nói rõ triết lý đầu tư trong vài đoạn văn đơn giản, vậy hãy tiếp tục tìm kiếm người khác.

“Một trong những thành tựu lớn nhất của bạn trên thị trường? Và đâu là quyết định đưa bạn đến thành công đó? Bạn học được gì từ quá trình này?” Sau đó hãy hỏi, “Một trong những sai lầm lớn nhất của bạn là gì? Điều đã xảy ra và bạn học được điều gì từ nó?”

“Bản thân bạn làm chủ những gì? Bạn đặt tiền của bạn ở đâu?”

Nhiều người muốn quản lý tiền bạc của bạn nhưng bản thân họ lại không có nhiều tài sản. Tôi sẽ muốn người quản lý tài chính của mình thực sự tham gia trò chơi, trải nghiệm thực sự những gì họ làm. Vậy nên nếu họ không thể trả lời câu hỏi thứ 3 theo cách làm bạn hài lòng, hãy tiếp tục tìm kiếm.

6. Nhận thức về quyền lợi sẽ sớm làm bạn thất bại

“Quyền lợi” nên là từ ít được yêu thích của bạn. Tôi học đại học với một nhóm các bạn trẻ hấp dẫn, những người thành công trong lĩnh vực thể thao và cuộc sống xã hội, và thoải mái với cảm giác vượt trội tự nhiên – trong tiềm thức của họ, cuộc sống sau đại học sẽ chỉ là một bữa tiệc kéo dài.

Với hầu hết trong số đó, thời gian đại học là những giây phút hạnh phúc nhất. Tuổi trưởng thành đem đến hết thất vọng này đến thất vọng khác. Họ cảm thấy khó để làm mới bản thân.

Những may mắn trong giai đoạn đầu đời của bạn có thể đem đến cảm giác rất sai lầm là cuộc sống trưởng thành sẽ diễn ra tương tự như vậy. Cuộc sống không diễn ra như thế. Ngay từ khi còn nhỏ, cha tôi đã truyền cho tôi một trong những câu nói yêu thích của ông: “Hãy nhớ rằng, cuộc sống rất khó khăn, được đánh dấu bằng các khoảnh khắc rực rỡ”.

7. Các khía cạnh khác lạ trong cuộc sống có thể mở ra những cánh cửa

Tôi thấy hàng trăm hồ sơ mỗi năm, đến từ mọi lứa tuổi, với mong muốn được tư vấn nghề nghiệp. Hầu hết hồ sơ của họ chỉ đưa ra những thứ đơn giản: Giáo dục, công việc, tiểu sử. Nhàm chán.

Từng có một thanh niên trẻ, gặp ít may mắn trong các cuộc phỏng vấn xin việc, cho tôi xem hồ sơ của mình. Hồ sơ của cậu ấy trông ổn, nhưng hoàn toàn không có sức sống. Tôi hỏi cậu có theo đuổi bất kỳ sở thích nào không. “Tôi có đai đen karate”, cậu nói.

Tôi đã thuyết phục cậu ấy thêm điều này vào sơ yếu lý lịch của mình.

Chỉ trong vòng vài tuần, cậu đã nhận được nhiều phản hồi và lời mời làm việc từ các CEO, những người trong buổi phỏng vấn, đã dành phần lớn thời gian hỏi cậu về sự cống hiến và kỷ luật để đạt được đai đen.

Những khía cạnh khác lạ trong cuộc sống của bạn không chỉ nâng cao và làm phong phú thêm trải nghiệm của bạn, mà còn có thể mở ra và giữ cho các cánh cửa luôn mở.

nguồn NDH --- https://ndh.vn/lam-giau/chuyen-gia-tai-chinh-chia-se-7-bai-hoc-ve-cuoc-song-va-tien-bac-nhung-nguoi-tre-nen-biet-1276989.html

Blog Chứng khoán - AtoZstock " Giá cổ phiếu tăng hay giảm phụ thuộc vào sự thay đổi nhận thức của thị trường về lợi nhuận của cổ phiếu trong tương lai và mức độ tin tưởng vào khả năng đạt được doanh thu đó của các nhà đầu tư " - Chiến Lược Đầu Tư Chứng Khoán

THAM GIA TRANH TOP BÌNH LUẬN NGAY!

Một số lưu ý khi bình luận

Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước (xem nội quy).

Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời.

Bạn có thể dùng ảnh động hoặc mã hóa code HTML để bình luận.